White Heather VN
  • Trang chủ
  • Về chúng tôi
  • Về bạo hành
    • Chung
    • Bạo hành trẻ em
    • Bạo hành người yêu
    • Bạo hành người lớn tuổi
    • Khác
  • Bài viết
    • Tìm hiểu
    • Bàn luận
  • Phòng tranh
    • Khóc Thì Sao 1
    • Khóc Thì Sao 2
    • Yêu không phải cớ 1
    • Yêu không phải cớ 2
    • Chu kỳ của bạo hành
    • Những tác phẩm khác
  • Truyện bạn đọc
    • Giới thiệu mục Kể chuyện
    • Truyện từ bạn đọc
    • Truyện sưu tầm
  • Trang chủ
  • Về chúng tôi
  • Về bạo hành
    • Chung
    • Bạo hành trẻ em
    • Bạo hành người yêu
    • Bạo hành người lớn tuổi
    • Khác
  • Bài viết
    • Tìm hiểu
    • Bàn luận
  • Phòng tranh
    • Khóc Thì Sao 1
    • Khóc Thì Sao 2
    • Yêu không phải cớ 1
    • Yêu không phải cớ 2
    • Chu kỳ của bạo hành
    • Những tác phẩm khác
  • Truyện bạn đọc
    • Giới thiệu mục Kể chuyện
    • Truyện từ bạn đọc
    • Truyện sưu tầm

Những điều không nên nói/ làm với những nạn nhân bị bạo hành

1/14/2017

0 Comments

 
Picture
Khi nghe tin bạn bè, người thân hoặc ai đó gần gũi bên ta bị bạo hành, hẳn ai cũng sẽ rất bàng hoàng và bối rối, chẳng biết phải nói làm sao. Một khi nạn nhân đã chia sẻ với bạn những khó khăn này thì họ đã đặt nhiều niềm tin vào bạn, và bạn có thể sẽ hỗ trợ họ rất nhiều trong cuộc chiến chống lại bạo hành của họ. Tuy nhiên, không phải lúc nào chúng ta cũng biết phải nói gì, và đôi khi vô tình chúng ta có thể nói phải những lời vô cùng đau đớn và có thể ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe tâm lý của nạn nhân. Vậy, chúng ta nên (hay không nên) nói/làm gì?

1. “Sao cậu không chia tay/ly dị hắn đi?” (hoặc: “Sao cậu không chia tay/ly dị sớm hơn?”)

Đây hẳn là sai lầm dễ mắc phải nhất của tất cả chúng ta. Ở góc nhìn của một người ngoài cuộc, trắng đen luôn thật rõ ràng: hắn tệ bạc như vậy, bỏ đi thì có gì tiếc! Thế nhưng, người bạo hành luôn có những cách để kiểm soát nạn nhân và đảm bảo nạn nhân không thể xa rời họ. Đó có thể là phụ thuộc về tài chính (ví dụ như trong trường hợp phụ huynh-con cái, hoặc giữa một cặp vợ chồng trong đó một người có điều kiện học hành và một người bị buộc phải thôi học từ bé,...), ràng buộc về con cái (sợ tính mạng con cái bị đe dọa, sợ không thể một mình nuôi nổi con,...), không tin tưởng vào bản thân (ví dụ như nạn nhân của gaslight), bị dọa đánh đập hoặc sợ bị giết (75% phụ nữ bị bạo hành bị giết bởi người bạo hành khi họ tìm cách chia tay/ly dị); hoặc thậm chí là vì đôi khi nạn nhân vẫn còn yêu người bạo hành nhiều lắm. Phụ nữ bị bạo hành thường có thể chia tay rồi trở lại với người bạo hành bảy lần trước khi họ có thể thật sự rời bỏ. 

Các bạn thấy đấy, chia tay người bạo hành không dễ tí nào. Quan trọng hơn nữa, câu hỏi này sẽ làm nạn nhân cảm thấy bị chỉ trích, cảm thấy không được thấu hiểu và cảm thấy bản thân thật vô dụng vì không thể dứt bỏ được. Thay vào đó, bạn hãy cho họ thấy bạn sẽ luôn đứng về phía họ cho dù họ muốn rời bỏ hay không, và giúp đỡ họ khi họ cuối cùng đã lấy hết can đảm mà bước tiếp. 

2. “Có thật là vậy không? Cậu ấy có vẻ là một người tốt. Cậu không bịa chuyện đấy chứ?”
Một khi nạn nhân lấy đủ dũng khí mà chia sẻ cho bạn những trải nghiệm tồi tệ nhất mà họ đã phải một mình trải qua thì đây quả là một cái tát vào mặt! Người bạo hành thường rất hay đe dọa nạn nhân rằng sẽ không ai tin họ hoặc họ đang ảo tưởng để tránh họ kể cho người ngoài. Đồng thời, họ cũng xây dựng một nhân cách ôn hòa, đứng đắn để người ngoài không dị nghị. Nạn nhân hẳn cũng đã phải trả qua rất nhiều chất vấn. Họ thường sẽ tự hỏi bản thân rằng đâu mới là sự thật, liệu đó có thật sự là lỗi của người bạo hành hay không, liệu mọi người có tin mình hay không,... Bạn không biết được chuyện kinh khủng gì có thể xảy ra đằng sau cánh cửa. Hãy tin vào nạn nhân. Cho họ thấy rằng bạn tin tưởng họ và những gì họ trải qua không phải là tưởng tượng, và những ngược đãi họ đang phải gánh chịu không phải là lỗi của họ. Xã hội chúng ta vốn dĩ thích chất vấn nạn nhân hơn là hung thủ. Đừng như vậy: hãy nhìn từ góc nhìn của nạn nhân.

3. “Không có lửa thì làm sao có khói!” (hoặc: “Cậu đã làm gì thì hắn mới đối xử với cậu như vậy chứ!”)
Đây là một tư tưởng đổ lỗi cho nạn nhân điển hình. Tuy nhiên: bạo hành thì vẫn là bạo hành, cho dù nguyên nhân là gì đi chăng nữa cũng không thay đổi được điều đó. Không có ai xứng đáng bị như vậy. Không có lý do nào có thể tha thứ được cho việc ngược đãi, đánh đập hay sỉ vả người khác. 

4. “Nếu tôi là cậu thì tôi đã [làm gì đó]!”

Nếu bạn là họ thì chắc chắn bạn sẽ hành động giống họ, nếu không thì bạn không thể là họ được! Bởi vì bạn không phải trải qua những gì nạn nhân bạo hành phải chịu đựng nên bạn sẽ không thể thật sự hiểu được động cơ hay ý nghĩa của những điều họ nghĩ hay làm. Do đó, hãy lắng nghe và đừng đánh giá!

5. “Sao cậu không nói sớm hơn!” (hoặc: “Sao cậu không nói với mọi người!”, “Sao cậu không báo cảnh sát!”) 
Có rất nhiều nguyên nhân khiến nạn nhân hoảng sợ, không dám tìm kiếm sự giúp đỡ từ bên ngoài. Có thể đó là vì họ không ngờ rằng mình đang bị bạo hành, hoặc vì bị người bạo hành đe dọa, hoặc sợ không ai tin họ... Việc họ nói ra đã rất là dũng cảm rồi. Nguy hiểm hơn, câu nói này có thể giết chết mọi cố gắng tiếp theo của họ. 

6. Đe dọa hoặc mắng chửi kẻ bạo hành:

Bạn cảm thấy phẫn nộ trước những gì người thân/bạn bè của mình đang phải chịu đựng. Bạn cảm thấy kẻ bạo hành thật xứng đáng nhận một cái bạt tai? HÃY DỪNG LẠI! Nếu bạn đe dọa hay làm bất cứ điều gì có hại lên kẻ bạo hành, người phải hứng chịu cơn giận dữ của hắn sẽ là nạn nhân! Hành động nông nỗi này của bạn có thể thậm CƯỚP ĐI TÍNH MẠNG của nạn nhân. Hãy lắng nghe nạn nhân và trợ giúp họ, và chỉ hành động khi họ đề nghị. Ngoài ra, bất cứ hành động can ngăn nào quá gấp rút và không thể đảm bảo được cho sự an nguy của nạn nhân đều rất không nên. Bạn có thể sẽ gây hại nhiều hơn là giúp đỡ nạn nhân nếu bạn hành động tùy tiện như thế. 

Trên đây chỉ là một số gợi ý cơ bản để các bạn có tránh làm tổn thương nạn nhân. Tuy nhiên, mỗi nạn nhân khác nhau sẽ có những hoàn cảnh khác nhau. Điều quan trọng nhất là hãy lắng nghe và quan tâm tới họ. Chính tình cảm của bạn dành cho nạn nhân, chính sự quan tâm, giúp đỡ của bạn sẽ là những bước đỡ tinh thần rất quan trọng để nạn nhân có thể vượt qua những tháng ngày tăm tối do bạo hành mang đến. 

-----
Nguồn: http://www.domesticabuseshelter.org/infodomesticviolence.htm
Writer/ Compiler: Zen
Artwork: eL
0
0 Comments



Leave a Reply.

Copyright 2017 by White Heather Vietnam
Designed by Thanh Hà
Sponsored by Linh @ Beautiful Mind Vietnam and White Heather Vietnam members
Contact Us: