White Heather VN
  • Trang chủ
  • Về chúng tôi
  • Về bạo hành
    • Chung
    • Bạo hành trẻ em
    • Bạo hành người yêu
    • Bạo hành người lớn tuổi
    • Khác
  • Bài viết
    • Tìm hiểu
    • Bàn luận
  • Phòng tranh
    • Khóc Thì Sao 1
    • Khóc Thì Sao 2
    • Yêu không phải cớ 1
    • Yêu không phải cớ 2
    • Chu kỳ của bạo hành
    • Những tác phẩm khác
  • Truyện bạn đọc
    • Giới thiệu mục Kể chuyện
    • Truyện từ bạn đọc
    • Truyện sưu tầm
  • Trang chủ
  • Về chúng tôi
  • Về bạo hành
    • Chung
    • Bạo hành trẻ em
    • Bạo hành người yêu
    • Bạo hành người lớn tuổi
    • Khác
  • Bài viết
    • Tìm hiểu
    • Bàn luận
  • Phòng tranh
    • Khóc Thì Sao 1
    • Khóc Thì Sao 2
    • Yêu không phải cớ 1
    • Yêu không phải cớ 2
    • Chu kỳ của bạo hành
    • Những tác phẩm khác
  • Truyện bạn đọc
    • Giới thiệu mục Kể chuyện
    • Truyện từ bạn đọc
    • Truyện sưu tầm

Bạo Hành Người Yêu


- Hơn một nửa (58%) phụ nữ Việt Nam cho biết đã từng là nạn nhân của ít nhất một trong ba hình thức bạo hành được xét (thể xác, tình dục, và tinh thần).
- 34% cho biết họ đã từng bị chồng mình bạo hành thể xác hoặc tình dục, tức cứ ba phụ nữ Việt Nam có gia đình hoặc đã từng có gia đình thì có một người đã từng bị chính chồng mình đánh đập hay hiếp dâm.
- 9% số phụ nữ Việt Nam hiện đang phải chịu đựng bạo hành thể xác hoặc tình dục bởi chồng mình.
- Khả năng phụ nữ Việt Nam bị chồng mình lạm dụng nhiều hơn gấp ba lần so với khả năng họ bị người khác lạm dụng.
- 42% phụ nữ ở vùng Đông Nam Bộ cho biết họ đã từng bị chồng mình bạo hành thể xác hoặc tình dục, nghĩa là tại một số vùng ở Việt Nam, cứ mười phụ nữ thì có bốn người nhận thấy gia đình không phải là nơi an toàn đối với họ.
- Tỷ lệ phụ nữ cho biết họ đang hoặc đã từng là nạn nhân của bạo lực gia đình dao động từ 8% (người H’Mong) đến 36% (người Kinh).
- Khoảng 5% phụ nữ từng có thai cho biết họ đã bị đánh đập trong thời gian mang thai, đa phần bởi chính người cha của đứa trẻ mình đang mang trong bụng.
- Cứ 4 phụ nữ từng bị chồng bạo hành thể chất hoặc tình dục thì có một người cho biết họ phải chịu đựng những vết thương trên cơ thể và hơn một nửa trong số này cho biết họ đã bị thương tích nhiều lần.
- Những người phụ nữ đã từng bị chồng bạo hành có nhiều khả năng bị bệnh tật và sức khỏe kém hơn gần hai lần và khả năng nghĩ đến việc tự tử nhiều hơn gấp ba lần so với những phụ nữ chưa từng bị bạo hành. *(Nguồn)

Kết: Đa số phụ nữ Việt Nam đều có nguy cơ tiềm tàng bị bạo lực gia đình ở một hay một vài thời điểm nào đó trong cuộc sống của họ; và hậu quả có thể để lại cho họ nói riêng và xã hội Việt Nam nói chung là vô cùng nguy hiểm.
Bạo hành là một vấn nạn nhức nhối cần được giải quyết, và một trong những bước đầu đi đến giải pháp là sự nhận thức và hiểu biết của mọi người đối với vấn đề này.

Lưu ý: Mặc dù nghiên cứu này tập trung chủ yếu vào phụ nữ Việt Nam, đàn ông cũng đứng trước nguy cơ trở thành nạn nhân của bạo lực gia đình. Người bạo hành không phải lúc nào cũng là người nam, và nạn nhân không phải lúc nào cũng là nữ. Bạo hành có thể xảy ra với bất kỳ ai trong bất kỳ mối quan hệ lãng mạn nào, dù là nam hay nữ, đồng tính hay dị tính, chuyển giới hay không, lớn tuổi hay trẻ tuổi, giàu hay nghèo…

Vì vậy, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về dạng bạo hành này nhé.
Picture

​Gaslight và những dấu hiệu nhận biết

“Anh điên à, em có nói thế bao giờ đâu?” 
“Anh có chắc em làm vậy không, trí nhớ anh có vẻ kém mà!”
“Em tưởng tượng nhiều quá đấy!” 
“Em nhạy cảm quá!” ​
Picture

Bạo hành đồng tính nữ

​Rất ít thông tin được biết về bạo hành giữa những đôi đồng tính nữ. Mặc dù theo phỏng đoán thì tỉ lệ bạo hành giữa những đôi đồng tính nữ và những đôi dị tính là tương tự như nhau, con số thực tế về tỉ lệ bạo hành đồng tính nữ có thể lớn hơn so với báo cáo. Nhiều đôi đồng tính không công khai mối quan hệ do bị kì thị, vì thế hành vi bạo hành giữa những đôi này không được biết tới.
Picture

Một số biểu hiện thường thấy của những người đang bị bạo hành bởi người yêu

​Bạo lực gia đình và bạo hành trong mối quan hệ thân mật có thể đến với bất kỳ ai. Thế nhưng, chúng ta thường dễ phớt lờ, viện cớ hay chối bỏ bạo hành. Điều này càng dễ xảy ra hơn với bạo hành tâm lý. Biết cách để nhận ra dấu hiệu của bạo hành và thừa nhận các dấu hiệu ấy là bước đầu tiên để giúp đẩy lùi nạn bạo hành. Không ai nên phải sống trong sợ hãi với người thương yêu của mình. Vậy nên, bài viết dưới đây sẽ giúp cho các bạn nhận thấy dấu hiệu của bạo hành khi nó xảy ra với chính bạn hoặc với những người xung quanh bạn.
Picture

​7 lầm tưởng thường gặp về bạo hành trong các mối quan hệ lãng mạn

​Mặc dù theo thống kê, phụ nữ có nguy cơ bị bạo hành cao hơn rất nhiều lần so với đàn ông, với tỉ lệ nạn nhân là 85% phụ nữ, 15% đàn ông (Huffington Post). Cùng với điều đó, 90% các vụ bạo lực được miêu tả là “có hệ thống, liên tục, gây thương tích” được gây ra bởi đàn ông (NIJ- National Institute of Justice). Thế nhưng, chính những con số ấy cũng nói lên được một sự thật, rằng đàn ông vẫn có thể là nạn nhân và phụ nữ cũng có thể là người bạo hành.
Picture

​Tình yêu lành mạnh

​Quan hệ tình cảm chiếm nhiều thời gian và tâm tư trong cuộc sống, đặc biệt là với những người trẻ đang ở độ tuổi thanh thiếu niên. Khi những người đang yêu ở trong một mối quan hệ lành mạnh, sức khỏe tâm lí của họ ổn định, tạo điều kiện cho họ chăm sóc bản thân và người thân của mình tốt hơn.

Từ Phòng Tranh

Bô tranh "yêu không phải cớ 1" by el & anni
Bộ tranh "khóc thì sao 1" by el
Bộ tranh "chu kỳ bạo hành" by chuối
art by chuối
art by el
art by satoshii
art by ka
"bruised marriage" by hần
"gaslight" by satoshii
Art by hong anh
art by hong anh
art by ka
art by shell
art by shell
art by satoshii
art by satoshii

Từ Mục Kể Chuyện

Picture

[#6] Tháng 9, 2017

"...Nó quyết tâm có 1 mối quan hệ lâu dài" và khăng khăng giữ thằng này bằng được. Tệ đến mức nó còn phải cầu xin tha thứ cho những lỗi nó không mắc để giữ hòa khí! Và thằng đó chỉ cần xuống nước nói mấy câu ngon ngọt là nó lại vội vã bám dính lấy hòa khí đấy..."
Picture

"Tôi đã tin rằng tình yêu của tôi sẽ có thể khiến anh ngưng bạo hành"

​Đây là câu chuyện được ghi lại bởi Melissa Jeltsen, một phần trong chuỗi series "Tại sao bạn không bỏ hắn đi?" của Huffington Post về bạo lực gia đình, trong đó sáu người phụ nữ đã chia sẻ lý do tại sao họ ở lại trong mối quan hệ bạo lực.
Câu chuyện dưới đây là của 
Jennifer Gardiner, 41 tuổi, sống ở Taylorsville, Utah.
Picture

​[#3] Tháng 4, 2017

​"...Em tiếp tục ở bên anh ta, dù anh ta thể hiện ý muốn em tự êm đềm rút lui. Và tới một hôm, em đã quá kiệt sức, em không thể để bản thân lệ thuộc mãi được nữa, em gây hấn. Em đạt được cái mình muốn - câu trả lời..."
Picture

[#2] Tháng 3, 2017 ​

"Trước hết mình muốn đính chính, nạn nhân của vụ việc này không phải là mình mà là mẹ của mình.

Mình không biết phải gọi bố mình là gì nữa, quỷ hay quái vật sẽ hợp hơn nhỉ?..."
​​
Copyright 2017 by White Heather Vietnam
Designed by Thanh Hà
Sponsored by Linh @ Beautiful Mind Vietnam and White Heather Vietnam members
Contact Us: