White Heather VN
  • Trang chủ
  • Về chúng tôi
  • Về bạo hành
    • Chung
    • Bạo hành trẻ em
    • Bạo hành người yêu
    • Bạo hành người lớn tuổi
    • Khác
  • Bài viết
    • Tìm hiểu
    • Bàn luận
  • Phòng tranh
    • Khóc Thì Sao 1
    • Khóc Thì Sao 2
    • Yêu không phải cớ 1
    • Yêu không phải cớ 2
    • Chu kỳ của bạo hành
    • Những tác phẩm khác
  • Truyện bạn đọc
    • Giới thiệu mục Kể chuyện
    • Truyện từ bạn đọc
    • Truyện sưu tầm
  • Trang chủ
  • Về chúng tôi
  • Về bạo hành
    • Chung
    • Bạo hành trẻ em
    • Bạo hành người yêu
    • Bạo hành người lớn tuổi
    • Khác
  • Bài viết
    • Tìm hiểu
    • Bàn luận
  • Phòng tranh
    • Khóc Thì Sao 1
    • Khóc Thì Sao 2
    • Yêu không phải cớ 1
    • Yêu không phải cớ 2
    • Chu kỳ của bạo hành
    • Những tác phẩm khác
  • Truyện bạn đọc
    • Giới thiệu mục Kể chuyện
    • Truyện từ bạn đọc
    • Truyện sưu tầm

Bạo Hành Trẻ Em


Lưu ý: Một số liên kết bên dưới có thể dẫn đến các bài viết có hình ảnh nhạy cảm, có khả năng gây kích động hoặc ám ảnh, người đọc cần cân nhắc trước khi xem

  • Tháng 3/ 2017, Gò Vấp, một điểm giữ trẻ đã bị Tổ công an đình chỉ do bạo hành trẻ em. Trước đó, trên mạng xã hội đã xôn xao một clip ghi lại hình ảnh 2 bảo mẫu bắt các bé nằm ngửa và đổ thức ăn vào miệng, đánh đập, quát tháo trẻ rất thô bạo. (Nguồn)
  • Tháng 7/ 2017, một người đàn ông quốc tịch Việt Nam đã bị tòa án Campuchia kết án 18 năm tù và phải bồi thường 20 000 USD cho gia đình nạn nhân về tội cưỡng hiếp, tra tấn một cậu bé 2 tuổi. Trước đó, trên mạng xã hội đã có rất nhiều video người đàn ông này liên tục đánh, đá, trói và chích điện đứa bé. (Nguồn)
  • Tại Vĩnh Ninh – Quảng Bình, một người cha đã dùng roi đánh đập dã man lên cơ thể con gái ruột của mình. Cha mẹ bé đã ly hôn, bé đã được chuyển đến sống cùng mẹ. (Nguồn)

    Bạo hành trẻ em là một vấn nạn mang tầm quốc tế, xảy ra từng ngày từng giờ, ở mọi quy mô lớn nhỏ. Bất kỳ ai cũng có khả năng trở thành nạn nhân hay người bạo hành, dù họ sống trong nền văn minh nào, địa vị ra sao. Dù không có một câu chuyện nào là hoàn toàn giống hệt nhau, một điều chắc chắn là bạo hành sẽ để lại hậu quả trầm trọng cho trẻ em, cộng đồng và xã hội.

    Về mặt thống kê, có những số liệu về bạo hành trẻ em có thể làm chúng ta phải kinh ngạc:
  • Trên quy mô thế giới: Theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO), năm 2012 có khoảng 150 triệu trẻ em gái và 73 triệu trẻ em trai dưới 18 tuổi là nạn nhân của bạo lực tình dục, bóc lột sức lao động. Cùng với đó, khoảng 1,2 triệu em nhỏ trở thành “hàng hóa” buôn bán mỗi năm. 
  • Trên quy mô nước ta: Trong 5 năm (từ 2011 đến 2015), ở nước ta đã có tận 8200 vụ xâm hại trẻ em, với số nạn nhân lên đến 9920. Tội phạm xâm hại trẻ em có chiều hướng gia tăng theo từng năm (867 vụ vào năm 2010; 940 vụ vào năm 2011; 1382 vụ vào năm 2014), với số nạn nhân là trẻ em nam ngày càng tăng. 

Vì vậy, chúng ta cùng nhau tìm hiểu về vấn nạn này nhé.
Picture
Bạo hành trẻ em – Định nghĩa, phân loại và hành vi
Bạo hành trẻ em bao gồm tất cả những hành vi đối xử tệ bạc về thể chất hay tinh thần, xâm hại tình dục, lợi dụng hay bỏ bê, dẫn đến nguy hại hay khả năng nguy hại đối với sức khỏe, nhân phẩm, hay sự phát triển của đứa trẻ.
Picture
Những biểu hiện của bạo hành trẻ em qua người bạo hành và nạn nhân
“Kính trên nhường dưới” từ lâu đã là một nét văn hóa của phần lớn những nước châu Á như Việt Nam chúng ta. Cũng vì thế mà trẻ em Việt Nam ít khi nào được dạy cách đứng lên hay lên tiếng để bảo vệ chính quyền lợi của mình khi bị người lớn xâm hại. Chính vì vậy, người lớn phải trao dồi kiến thức để phát hiện bạo hành và xử lý kịp thời...

Picture

Những lầm tưởng thường gặp về bạo hành trẻ em

“Nó cần nhiều hơn sự yêu thương qua những lời nói sáo rỗng, nó cần cả sự hiểu biết khoa học, nhẫn nại và chân thành nữa. Không phải cứ lôi nó lên bề mặt vỗ về bằng lời yêu thương là sẽ khỏi. Sự nông cạn, kiêu ngạo mang danh yêu thương ấy nó có thể giết chết một người.” – Hải Đường Tĩnh Nguyệt (Beautiful mind Vietnam)
Picture
Gaslight và sự thao túng tinh thần trẻ em
[...] Thuật ngữ “gaslighting” chỉ hành động thao túng ai đó hiệu quả đến mức người bị thao túng cũng nghi ngờ về quan điểm của chính họ về hiện thực. Mặc dù thuật ngữ này được dùng phổ biến nhất trong các mối quan hệ trưởng thành, nhưng sự thật là nếu một người mẹ mà không có tình thương, cho dù thể hiện qua sự thô bạo, không mở lòng, hiếu chiến, không đáng tin cậy, hay can thiệp cá nhân thì sự thao túng tinh thần đều là một phần yếu tố quyết định. Đây là một loại bạo lực đặc biệt để lại nhiều di chứng tâm lý riêng. [...]
Picture
Bạo hành giữa anh chị em - Một vấn nạn tiềm ẩn chưa được quan tâm
Tuy cánh cửa ngăn cách xã hội và “chuyện của trong nhà” đang dần được mở, vẫn còn một dạng bạo hành chưa được chú ý nhiều: bạo hành thể chất, tinh thần và tình dục giữa anh chị em ruột. 
Picture
12 cách dạy con mà không dùng roi vọt
Những gia đình xung quanh ta, bất kể xuất thân gốc gác thế nào hầu hết cũng đã từng trải qua roi vọt khi lớn và cũng đang sử dụng lại roi vọt để “trị” cho con cái. Không có lấy một cách dạy con nào khác thay thế, không có một gương mẫu để chúng ta tham khảo, cuối cùng ta lại tiếp tục dạy con bằng roi vọt để rồi chúng lớn lên cũng học từ ta. Từ đó tạo thành một vòng lẩn quẩn không hồi kết. 
Picture
Lý Thuyết Về Sự Phủ Nhận (Theory of Denial): 8 Lý Do Tại Sao Trẻ Bị Ngược Đãi Thường Phủ Nhận Sang Chấn
Sự Phủ Nhận (Denial) là một trong những cơ chế phòng vệ. Khi ta phủ nhận, ta bỏ qua hoặc khước từ thực tế nếu nó gây phiền muộn. Những cơ chế phòng vệ tạo sự an toàn cho tinh thần khi ta bị sang chấn, tổn thương hoăc gặp phải mâu thuẫn, tình huống gây căng thẳng. Tuy nhiên, cơ chế phòng vệ không giải quyết được nguyên nhân gây ra lo lắng, và nếu bị lạm dụng, có thể dẫn đến rối loạn tâm lý.

Từ Phòng Tranh

Bộ tranh "Yêu Không Phải Cớ" 2 by satoshii
"Ai thương con?" by satoshii
"Trembled" by hong anh
art by shell
"gaslighted" by ka
"trapped" by ka
photograph by jude

Từ Mục Kể Chuyện

Picture
[#5] Tháng 8, 2017
Mình từng đau đến nỗi đêm nào cũng phải rạch tay để bớt đau. Mình ước gì mẹ đừng sinh mình ra, nếu quay ngược lại thời gian mình nhất định sẽ không ra đời. Họ hỏi mình, mình có thương họ không? Mình bảo không biết thì họ vặn mình phải nói thương họ. Mình hỏi tương tự, mẹ mình bảo không dù mình hỏi bao nhiêu lần, ba mình không trả lời.
Picture

[#1] Tháng 1, 2017 ​​

​​"Tớ luôn tin rằng sự bạo hành không chỉ để lại di chứng qua thể xác.
Nó là sự bạo hành về tinh thần, chỉ được hiểu và đồng cảm bởi những người cũng từng bị như vậy...."
Powered by Create your own unique website with customizable templates.