White Heather VN
  • Trang chủ
  • Về chúng tôi
  • Về bạo hành
    • Chung
    • Bạo hành trẻ em
    • Bạo hành người yêu
    • Bạo hành người lớn tuổi
    • Khác
  • Bài viết
    • Tìm hiểu
    • Bàn luận
  • Phòng tranh
    • Khóc Thì Sao 1
    • Khóc Thì Sao 2
    • Yêu không phải cớ 1
    • Yêu không phải cớ 2
    • Chu kỳ của bạo hành
    • Những tác phẩm khác
  • Truyện bạn đọc
    • Giới thiệu mục Kể chuyện
    • Truyện từ bạn đọc
    • Truyện sưu tầm
  • Trang chủ
  • Về chúng tôi
  • Về bạo hành
    • Chung
    • Bạo hành trẻ em
    • Bạo hành người yêu
    • Bạo hành người lớn tuổi
    • Khác
  • Bài viết
    • Tìm hiểu
    • Bàn luận
  • Phòng tranh
    • Khóc Thì Sao 1
    • Khóc Thì Sao 2
    • Yêu không phải cớ 1
    • Yêu không phải cớ 2
    • Chu kỳ của bạo hành
    • Những tác phẩm khác
  • Truyện bạn đọc
    • Giới thiệu mục Kể chuyện
    • Truyện từ bạn đọc
    • Truyện sưu tầm

Bạo hành và định kiến về LGBTQA+

11/7/2017

0 Comments

 
Có người đã hỏi tôi: “Tại sao lại hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới, khi họ không chỉ đồng tính mà còn bạo hành lẫn nhau?”
Tôi chỉ biết phì cười. Vào những năm 1800, pháp luật của các nước nói tiếng Anh dường như cho phép chồng bạo hành vợ. Người phụ nữ không có bất kỳ điều kiện nào để giải thoát bản thân: cô không có quyền kiện; và nếu cô muốn ly dị, người chồng sẽ mặc định có quyền nuôi con. Mãi đến cuối thế kỷ XIX, một số phiên tòa mới được thực hiện để xét xử những trận đánh đập phụ nữ dã man nhất, nhưng chúng cũng rất hiếm cho đến những năm 70, và mãi đến những năm 90 thì chúng mới xảy ra đều đặn. [1]
Tại Việt Nam, hơn một nửa (58%) phụ nữ cho rằng mình đã từng là nạn nhân của ít nhất một trong ba hình thức bạo hành được xét (thể xác, tình dục, và tinh thần). 34% cho biết họ đã từng bị chồng mình bạo hành thể xác hoặc tình dục. Đáng kinh ngạc nhất là, khoảng 5% phụ nữ từng có thai cho biết họ đã bị đánh đập trong thời gian mang thai, đa phần bởi chính người cha của đứa trẻ mình đang mang trong bụng. [2]
Khi tôi hỏi mọi người, điều gì hiện lên đầu tiên khi họ nghe từ “Bạo hành gia đình”, rất nhiều bảo rằng đó là hình ảnh một người chồng đánh đập vợ. Một điều thú vị ở đây là không ai để ý rằng, hình ảnh người chồng đánh đập vợ ấy – hình ảnh nổi bật nhất khi nhắc đến Bạo hành gia đình (*) – là hình ảnh của một cặp dị tính, hợp giới.
Chúng ta chưa bao giờ cho rằng bạo hành là hậu quả của dị tính và hợp giới cả, trong khi bạo hành vẫn xảy ra hằng ngày hằng giờ giữa các cặp đôi này. Vậy cớ sao khi bạo hành xảy ra giữa các cặp LGBTQA+, chúng ta lại soi mói giới tính và khuynh hướng tính dục của họ?
Picture
​Tình yêu, cũng như bao nhiêu điều tuyệt vời khác, không thể hoàn hảo. Sẽ có cãi nhau, ghen tuông, giận hờn. Và cũng sẽ có những câu chuyện kết thúc không vui, đó là bạo hành. Nếu chúng ta rộng lượng cho những cặp đôi dị tính, hợp giới yêu nhau bất kể những kết thúc bất hạnh, thì chúng ta cũng phải như vậy đối với cộng đồng LGBTQA+.
Bạo hành là một vấn nạn cần giải quyết, nhưng nó không phải là cái cớ để tước đi quyền được yêu của người khác.
Còn bạn thì sao? Bạn nghĩ gì về vấn đề này?
​
-----

Photo: Đây là một bức ảnh rất phổ biến trên mạng, mình không biết nguồn là từ đâu. Nhưng nó thể hiện rất sống động việc một khi bạn thuộc cộng đồng yếu thế, cái xấu của cá nhân bạn sẽ thường bị đánh đồng với danh tính cộng đồng bạn.
Written by Đoàn Huỳnh Kim

-----

[1] Why does he do that, Lundy Bancroft
[2] Nghiên cứu quốc gia về Bạo lực Gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam được công bố bởi Chính phủ Việt Nam và Liên Hợp Quốc tại Hà Nội, ngày 25/11/2010.
(*) Tác giả không có ý cho rằng chỉ có nam mới bạo hành, và chỉ có nữ mới là nạn nhân.
0 Comments



Leave a Reply.

Copyright 2017 by White Heather Vietnam
Designed by Thanh Hà
Sponsored by Linh @ Beautiful Mind Vietnam and White Heather Vietnam members
Contact Us: