White Heather VN
  • Trang chủ
  • Về chúng tôi
  • Về bạo hành
    • Chung
    • Bạo hành trẻ em
    • Bạo hành người yêu
    • Bạo hành người lớn tuổi
    • Khác
  • Bài viết
    • Tìm hiểu
    • Bàn luận
  • Phòng tranh
    • Khóc Thì Sao 1
    • Khóc Thì Sao 2
    • Yêu không phải cớ 1
    • Yêu không phải cớ 2
    • Chu kỳ của bạo hành
    • Những tác phẩm khác
  • Truyện bạn đọc
    • Giới thiệu mục Kể chuyện
    • Truyện từ bạn đọc
    • Truyện sưu tầm
  • Trang chủ
  • Về chúng tôi
  • Về bạo hành
    • Chung
    • Bạo hành trẻ em
    • Bạo hành người yêu
    • Bạo hành người lớn tuổi
    • Khác
  • Bài viết
    • Tìm hiểu
    • Bàn luận
  • Phòng tranh
    • Khóc Thì Sao 1
    • Khóc Thì Sao 2
    • Yêu không phải cớ 1
    • Yêu không phải cớ 2
    • Chu kỳ của bạo hành
    • Những tác phẩm khác
  • Truyện bạn đọc
    • Giới thiệu mục Kể chuyện
    • Truyện từ bạn đọc
    • Truyện sưu tầm

Thương cho roi cho vọt?

1/14/2017

0 Comments

 
Picture
Art by Hong Anh
ĐỌC THÊM
“Thương cho roi cho vọt” (hay đầy đủ hơn: “yêu cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi”) là một câu ngạn ngữ quá đỗi quen thuộc trong đời sống người Việt Nam chúng ta. Nó phản ánh khái niệm dạy con từ xưa của các cha ông, rằng nếu muốn dạy con nên người thì phải nghiêm khắc, răn đe kể cả khi điều đó làm tổn thương đứa trẻ, còn nếu chỉ biết nói ngọt và nuông chiều thì sẽ làm hại nó, khiến nó mai này lớn lên trở nên hư hỏng.

Quan điểm này ăn sâu vào tiềm thức của rất nhiều người Việt Nam, nhất là những người lớn tuổi sống trong giai đoạn mà đòn roi từ cha mẹ và thầy giáo là bình thường. Tuy nhiên, cũng chính vì việc coi đòn roi là chuyện bình thường, là “chấp nhận được” trong cách giáo dục trẻ em mà chúng ta có cái nhìn dễ dãi, coi nhẹ bạo lực gia đình lên trẻ em. Về phía trẻ em, những đứa trẻ bị bạo hành sẽ không bao giờ tìm kiếm sự trợ giúp từ bên ngoài nếu nó nghĩ bố mẹ nó đánh đập nó vì “thương” nó. Về phía xã hội, chúng ta sẽ trở nên thờ ơ hơn với vấn đề bạo hành nếu chúng ta cứ nghĩ bố mẹ trẻ em đánh chúng vì chỉ đơn thuần muốn dạy dỗ nó. Khi những đứa trẻ là nạn nhân của bạo hành lên tiếng kêu cứu, chúng ta sẽ không chìa bàn tay ra mà giúp chúng bởi vì “cách dạy con” của nhà người ta không phải là chuyện của bạn?
Còn về phía phụ huynh?

Ngày 16-7, cháu Lê Văn Hải (3 tuổi) ở Bình Dương bị cha dượng đánh, đạp chân vào bụng gây vỡ đại tràng. Ngày 25-8, cháu Nguyễn Thị Kim Linh (12 tuổi) ở Bình Thuận bị chính mẹ ruột tẩm xăng đốt do thiếu nợ tiền vé số. Nữ sinh tên Nguyễn Thị T (15 tuổi) ở Bình Dương bị cha đẻ đánh đến mức gãy tay, đa chấn thương trên khắp cơ thể phải đến bệnh viện cấp cứu. Điểm giống nhau của cả 3 vụ này là phụ huynh đã bạo hành trẻ dựa trên tư duy “thương cho roi cho vọt”. Không biết họ đã nghĩ rằng mình “thương” con như thế nào khi mà những cơn “roi vọt” này có thể cướp đi tính mạng của bọn trẻ và để lại những tổn thương sâu sắc mà có thể để lại hậu quả cả đời.
​
Trẻ em như tờ giấy trắng, chúng không biết rõ thế giới và xã hội vận hành như thế nào nên chúng trông chờ, dựa dẫm vào chúng ta - những bậc phụ huynh, người lớn - để chỉ dạy cho chúng. Bất cứ mọi hành động, lời nói nào của chúng ta cũng sẽ ảnh hưởng đến cách nhìn nhận của trẻ em về thế giới bên ngoài. Vậy khi chúng ta đánh đập trẻ để “trừng phạt” trẻ, chúng ta đã có thể đang dạy trẻ rằng: bạo lực là cách giải quyết vấn đề. Nếu như ai đó không nghe theo ý bạn? Đánh kẻ đó. Rất nhiều nghiên cứu đã cho thấy rằng việc bị đánh đập từ thuở nhỏ sẽ khiến trẻ lớn lên có khả năng trở nên bạo lực và hung hăng hơn. Hầu hết những tên tội phạm nguy hiểm đều đã từng bị đánh đập thường xuyên trong suốt thời thơ ấu. Và một câu hỏi cũng quan trọng không kém: khi chúng ta trừng phạt trẻ em vì một tội lỗi của trẻ, liệu nó có đáng không? Ở độ tuổi của chúng ta, quan niệm về cái đúng cái sai đã được hình thành, nhưng trẻ em thì không. Bọn chúng ngây ngô mà phạm phải những sai lầm trẻ con, bởi lẽ chúng nó là trẻ con mà. Tôi nhớ những trận đòn tôi đã từ chịu vì những lý do mà tôi hoàn toàn không hiểu, vì khi mới 5 tuổi đầu, tôi làm gì có đủ nhận thức mình đang làm gì, nói chi đó là đúng hay sai. Tôi chỉ nhận lỗi vì lúc đó không muốn bị đánh nữa, và bố tôi thì không bao giờ cố tìm hiểu xem tại sao tôi lại suy nghĩ như vậy. Đến tận bây giờ tôi vẫn không hiểu được tại sao mình bị đánh, chỉ biết rằng mình đã từng rất sợ, sợ đến mức tôi đã nhận quơ một cái tội gì đấy mà tôi còn không hiểu là tội gì. Vậy “roi vọt” có thật sự là thương không, khi tất cả những gì nó mang đến cho tôi là những cơn sợ hãi, hoang mang chứ chẳng phải là những bài học tinh tế, cao cả gì?

Và tôi biết sẽ có nhiều người cho rằng dù họ không hề thích roi vọt, bởi bản thân họ đã từng trải qua và căm ghét nó, nhưng không thể tìm ra cách nào khác để uốn nắn con mình; hay cũng có những người nghĩ rằng họ đã từng nhờ roi vọt mà nên người, nên trẻ em phải bị phạt mới biết sợ mà tránh cái sai. Tuy nhiên, nếu bạn chưa bao giờ bị đánh đập, nếu bạn được dạy dỗ trong một môi trường “anti-bạo lực” 100%, bạn có chắc rằng bạn sẽ nói như vậy không? Việc chúng ta cổ xúy cho quan niệm “thương cho roi cho vọt” này, biết đâu thực chất cũng chỉ là vì chúng ta chưa bao giờ được “thương” theo cách khác?

‘Spare the rod and spoil the child’ has always been a familiar idiom in the Vietnamese daily life. It reflects the way our ancestors used to teach their children: if you want to develop an obedient child, you have to use scornful words or brutal corporal punishment even when those may hurt your child’s feelings. If not, they will be spoilt.

This viewpoint has been applied among the Vietnamese community for a long time, especially by adults and the older generation; it is normal to teach their children in this way. However, as we see physical punishment as ‘acceptable’ or ‘normal’, we easily belittle domestic violence on children. As for children, they might never actively find help from others as they think their parents’ actions mean ‘love’ and ‘care’. As for society, we will become oblivious as we have the same thought. When abused children cry for help, we may never lend a hand, because how other parents teach their children is none of our business.
How about the parents?

On the 19th of June, Le Van Hai –a 3-year-old child in Binh Duong - was beaten so hard by his stepfather that his colon was perforated. On 25th of August, Nguyen Thi Kim Linh was burnt with gasoline by her mother because she owed some money buying lottery tickets. At this time, she was only 12. Another student lives in Binh Duong named Nguyen Thi T (15 years old) was also in the same case. Her father ‘punished’ her until she was badly injured and was sent to hospital in emergency. The common point of these 3 cases is that the parents had taught their children based on this traditional viewpoint: ‘spare the rod and spoil the child’.

Children are so pure and naïve, they haven’t known how the world functions yet and all they can do is to depend on us – the adults - to show them everything. Each of our words and actions make great impact on how they see the world. So are we teaching them that force is the only way to solve problems? If someone disagrees with you, then we should hit them? A lot of researches have shown that living among violence since younger ages can cause a child to grow up being aggressive and violent. The majority of dangerous criminals used to be battered throughout their childhood. And here we have another important question: is it worth it to punish children for their childish mistakes? At our age, we’ve already formed the conception of right and wrong. Children are different; they haven’t figured it out yet. That’s why childish mistakes are often unavoidable.

I remember all the hitting that I had to put up with, because of reasons I would never understand. At the age of 5, I couldn’t aware of what I was doing, much less knowing if it was right or wrong. I simply apologized just to avoid being hit again, and my dad never found out why I was thinking like that. Until now, I still don’t know why I was hit. In my memory, I was severely frightened that I had to apologize for “faults” that I don’t know why they are even ‘faults’. So should we call corporal punishment ‘love’ when all we got from it is extreme fear and not meaningful lessons?

I know some people out there might hate corporal punishment as they’ve already experienced those but they couldn’t recognize any other ways to deal with disobedient children. Or some might appreciate those punishments for making who they are at the moment, and wish to do the same with their children. However, had we lived in a 100% non-violent environment, would we still believe in corporal punishment? What if the fact that we still hold on to this “Spare the rod and spoil the child” concept is because we have never been “loved” in another way?
​

​Nguồn:
http://giadinh.vnexpress.net/…/mat-trai-cua-cach-day-con-ba…
Written: Zen
Translated: Minh Khuê
Artwork: Hong Anh
0 Comments



Leave a Reply.

Powered by Create your own unique website with customizable templates.