“8/3 à? Ngoài mua quà tặng hoa cho mẹ và bạn gái thì còn làm gì? Mà sao phải chúc mừng ngày này nhỉ?” Quốc tế Phụ Nữ là ngày lễ chính thức tại nhiều vùng trên thế giới, khởi nguồn từ những phong trào chính trị xã hội nhằm dành quyền bình đẳng và cải thiện đời sống cho phái nữ. UN Women (Tổ chức Nữ Giới Liên Hiệp Quốc) nhân ngày Quốc tế Phụ Nữ để đề ra kế hoạch cải thiện cho từng năm. Mặc dù bắt nguồn từ một phong trào chính trị xã hội, ở một số vùng (như Việt Nam), ngày lễ này đã mất đi ý nghĩa ban đầu của nó, và trở thành một ngày để người ta đơn giản là bày tỏ tình yêu với phái nữ, giống như Ngày của Mẹ hay Lễ Tình Nhân. Ở những vùng khác, những chủ đề và mục tiêu đặt ra bởi UN Women được hưởng ứng mạnh mẽ. Năm 2017, chủ đề UN Women đặt ra cho ngày Quốc tế Phụ Nữ là “Women in the Changing World of Work: Planet 50:50 by 2030”. Đây là chủ đề thứ 3 (sau chủ đề năm 2016 và 2015) trong kế hoạch 15 năm - ‘Planet 50:50 by 2030’, với mục tiêu giúp phái nữ có quyền tiếp cận bình đẳng với hệ thống giáo dục, y tế sức khỏe, việc làm ổn định, và quyền đại diện trong những quyết định kinh tế và chính trị. “Tại sao phải đợi đến năm 2030? Chẳng phải, trên thực tế, phái nữ đã có tất cả những quyền bình đẳng này rồi hay sao?” Điểm qua một số thống kê sẽ cho thấy thực tế này còn khá xa vời, ngay cả ở những nước phát triển. Với sứ mệnh đẩy lùi vấn nạn bạo hành và bảo vệ các nạn nhân, WHVN trước hết muốn nhấn mạnh tầm nghiêm trọng của vấn nạn bạo hành phụ nữ. Ví dụ:
“WHVN hưởng ứng ngày Quốc Tế Phụ Nữ như thế nào?” Nhân ngày Quốc Tế Phụ Nữ, WHVN muốn điểm lại một số những nguyên do khiến hiện tượng bạo hành nữ giới phổ biến, và cùng cồng động đối thoại về cách thức đẩy lùi và ngăn chặn nạn bạo hành. Trong xuất bản năm 1999 (Harway và O’Neil chủ biên), Silverstein bác bỏ những cách giải thích theo hướng sinh học đơn thuần, ví dụ đàn ông thường bạo hành do bản năng, chọn lọc tự nhiên, di truyền hoặc do nội tiết tố testosterone cao. Khi so sánh quan sát về loài người và các loài linh trưởng, bà kết luận yếu tố sinh học chỉ đóng vai trò thứ yếu trong việc thúc đẩy những hành vi của con đực với con cái. Yếu tố chính dẫn đến bạo hành với con cái là sự thống trị của con đực được thể chế hóa. Vì thế, bạo hành với con cái chỉ có thể được giảm thiểu hiệu quả nếu khi môi trường xã hội được thay đổi. Vậy xã hội của chúng ta là một môi trường như thế nào? Bạo hành nữ giới là một cái “gai” khó nhổ, bởi người nữ trong xã hội phải chịu sự mất cân bằng về quyền lực trong văn hóa, kinh tế và chính trị. Trong văn hóa, những tư tưởng trọng nam đã thâm nhập vào mọi hế thống trong xã hội, từ những tổ chức tư pháp, y tế, quân sự, thể thao đến tôn giáo. Những giá trị phụ hệ trực tiếp duy trì nạn bạo hành nữ giới có thể kể đến như:
Bị xã hội áp đặt lên mình một vai trò thứ yếu, người nữ phải học cách thích nghi với xã hội khắc nghiệt. Trong quá trình thích nghi, người nữ dần thấm nhuần những tư tưởng như:
Ngoài ra, những thay đổi trong nền kinh tế hiện đại cũng góp phần vào tỉ lệ thương tổn tăng cao trong quan hệ tình cảm. Vai trò của người nữ trong kinh tế đang dần thay đổi, từ nội trợ, họ đang từng bước tham gia vào lực lượng lao động và mang lại thu nhập cho gia đình. Hệ quả của sự thay đổi này không đồng đều, đặc biệt khi khoảng cách giàu nghèo đang tăng cao. Ở những tầng lớp thấp, sự đói nghèo và thất nghiệp trường kì khiến người đàn ông cảm thấy bất lực và yếu đuối. Họ trút giận lên người đàn bà lao động và buộc tội rằng người đàn bà đang cướp đi việc làm và quyền tự quyết của họ. Để vượt lên sự tự ti, họ thường bấu víu vào những tư tưởng gia trưởng để trừng phạt người đàn bà. Truyền thông, thường bị chi phối bởi quyền lực kinh tế và chính trị, chủ yếu chỉ đại diện cho tiếng nói của những bên cầm quyền. Truyền thông vẽ nên chân dung tiêu cực về những người đàn bà thiếu chín chắn, suy nghĩ thiển cận làm hỏng chuyện của người đàn ông, đố kị lẫn nhau hay âm mưu quỷ quyệt. Cái nhìn hẹp hòi về người đàn bà trong truyền thông đã củng cố tư tưởng coi thường và khinh rẻ đàn bà trong xã hội, tạo ra những lí lẽ cho hành vi ngược đãi phụ nữ. Văn hóa bạo lực cũng được tán dương trong truyền thông đại chúng, đề cao những hành động như: giải quyết xích mích bằng nắm đấm hay chiến tranh, phản ứng lại với khiêu khích bằng sự hung hăng. Bạo lực trở thành một hành vi được chấp nhận giữa người với người, và xô xát được khuyến khích trong quan hệ hôn nhân và tình cảm. “Tôi nên làm gì để cùng hưởng ứng ngày Quốc Tế Phụ Nữ với WHVN?”
Điều quí giá nhất mà bạn, dù là nam hay nữ, có thể tặng cho những người phụ nữ quanh mình và chính bản thân là “tiếng nói”. Hãy cho chúng tôi biết bạn nghĩ gì về vấn đề bạo hành phụ nữ, và chúng ta nên làm gì để đầy lùi bạo hành và bảo vệ những nạn nhân nữ giới? _____________________________________________________________________________________ Nguồn: Dwyer, D., Smokowski, P., Bricout, J., & Wodarski, J. (1995). Domestic violence research; Theoretical and practice implications for social work. Clinical Social Work Journal, 23, 185-198. Harway, M., & O’Neil, J. M. (1999). What causes men's violence against women?. Sage. https://cvdvn.net/2016/08/24/nghien-cuu-moi-cho-thay-ty-le-bao-luc-gia-dinh-o-viet-nam-o-muc-cao/ http://yle.fi/uutiset/osasto/news/finland_is_eus_second_most_violent_country_for_women/7120601 http://edition.cnn.com/2015/04/10/asia/china-five-women-activists/ http://www.washingtonpost.com/wp-dyn/content/article/2011/03/08/AR2011030803583.html Dịch và viết: Thanh Hà
0 Comments
Leave a Reply. |
|