Lưu ý: Một số liên kết bên dưới có thể dẫn đến các bài viết có hình ảnh nhạy cảm, có khả năng gây kích động hoặc ám ảnh, người đọc cần cân nhắc trước khi xem
Vậy, bạo hành trẻ em là gì? Theo định nghĩa của Tổ chức Sức khỏe Thế giới (WHO), bạo hành trẻ em bao gồm tất cả những hành vi đối xử tệ bạc về thể chất hay tinh thần, xâm hại tình dục, lợi dụng hay bỏ bê, dẫn đến nguy hại hay khả năng nguy hại đối với sức khỏe, nhân phẩm, hay sự phát triển của đứa trẻ. Bạo hành có thể được thực hiện bởi cha mẹ, người trông nom, hay một đứa trẻ lớn hơn,…v…v. Theo Cục bảo vệ cộng đồng, trẻ em và người khuyết tật Department of Communities, Child Safety and Disability Services của Queensland, mức độ tổn thương của đứa trẻ không quan trọng, điều quan trọng là:
Tổn thương ở đây được định nghĩa là những tác động nguy hại đáng kể đối với sức khỏe thể chất, tâm lý, và tinh thần của đứa trẻ. Trong định nghĩa bao quát này, có thể phân bạo hành trẻ em thành 5 dạng:
1. Bạo hành thể chất (Physical abuse)Bạo hành thể chất xảy ra khi cha mẹ hay người trông nom cố tình gây thương tích cho đứa trẻ. Một số hành vi bạo hành thể chất bao gồm:
Lưu ý: đường link bên dưới sẽ có rất nhiều hình ảnh vết thương trầm trọng, có khả năng kích động và ám ảnh người xem, cần cân nhắc kỹ trước khi đọc. Ví dụ thực tiễn: Đây là tổng hợp 5 trường hợp trẻ bị cha mẹ đánh đập dã man. Những đứa trẻ trong bài viết có độ tuổi từ 15 tháng đến 13 tuổi. Các bé đã bị bạo hành đến trật khuỷu tay, gãy xương sườn, thậm chí là chấn thương sọ não. 2. Bạo hành tình dục (Sexual abuse)Bạo hành tình dục có thể là về mặt thể xác (touching), hoặc về mặt tinh thần (non-touching). Các hành vi bạo hành tình dục bao gồm: Về mặt thể xác (touching):
Về mặt tâm lý (non-touching):
Ví dụ thực tiễn: Vào tháng 4/2017 vừa qua, Công an tỉnh Vĩnh Long đã khởi tố 2 người đàn ông vì tội “Hiếp dâm trẻ em”. Nạn nhân là một bé gái 11 tuổi, là con ruột của một trong 2 bị can, và là cháu nội của bị can còn lại. 3. Bạo hành tâm lý (Psychological/ Emotional abuse)Bạo hành tâm lý xảy ra khi phụ huynh hay người chăm nom gây nguy hại đến sự phát triển tinh thần và kỹ năng xã hội của đứa trẻ, hay để lại chấn thương tâm lý đáng kể cho đứa trẻ. Một số hành vi bạo hành tâm lý trẻ em bao gồm: Từ chối hay bỏ bê (Rejecting or ignoring):
Nhạo báng hay nhục mạ (Humiliating or shaming):
Khủng bố tinh thần (Terrorizing):
Ngoài ra, một thủ thuật thường được sử dụng để bạo hành trẻ em là Gaslight. Thủ thuật này khiến cho trẻ mất đi niềm tin vào chính mình, nghi ngờ chính cảm xúc và suy nghĩ của mình, tin rằng chính mình là người mất trí. Ví dụ thực tiễn: Bài viết trên về Gaslight trẻ em được viết bởi một nạn nhân bạo hành trẻ em. Câu chuyện được nêu trong bài viết cũng là một ví dụ thực tiễn cho bạo hành tâm lý trẻ. 4. Bỏ bê (Neglect and negligent treatment)Bỏ bê xảy ra khi phụ huynh hay người chăm nom không cung cấp cho trẻ sự quan tâm, giám sát, ủng hộ và tình cảm mà trẻ cần. Bỏ bê có thể được chia thành 4 nhóm: Bỏ bê về mặt vật chất, Bỏ bê về mặt tinh thần, Bỏ bê về mặt sức khỏe, Bỏ bê về mặt giáo dục. Bỏ bê về mặt vật chất:
Bỏ bê về mặt tinh thần:
Bỏ bê về mặt sức khỏe:
Bỏ bê về mặt giáo dục:
Ví dụ thực tiễn: Vào năm 2016, toàn án Crown Court tại Southampton, nước Anh đã can thiệp vào một vụ bỏ bê trẻ em tàn nhẫn. Đứa trẻ 7 tuổi được miêu tả rằng “có mùi như thịt thối” và “có tóc chuyển động vì quá nhiều rận”. 5. Lạm dụng trẻ em (Exploitation)Lạm dụng trẻ em là hành vi sử dụng trẻ nhỏ để thu được sức lao động, lợi nhuận, thỏa mãn ham muốn tình dục, hay những lợi ích cá nhân khác. Lạm dụng trẻ em thường dẫn đến việc đối xử tàn bạo với trẻ nhỏ, để lại hậu quả rất sâu cho đứa trẻ và xã hội. Một số hành vi lạm dụng trẻ em bao gồm:
Ví dụ thực tiễn: Đây là một câu chuyện của một cô gái người Campuchia bị ba mẹ ruột bán vào nhà thổ lúc 13 tuổi. Câu chuyện cũng phản ánh nhiều phía cạnh khác của bạo hành trẻ em. Tổng kếtMột cách dễ hiểu, định nghĩa & phân loại các hành vi bạo hành trẻ em có thể được hiểu theo sơ đồ ở trên Bạo hành trẻ em là một vấn đề nhức nhói của cả thế giới nói chung và của Việt Nam nói riêng. Hiểu biết về nó là tiền đề cho vấn nạn được giải quyết và ngăn chặn. Một góc nhìn đáng xem xét về bạo hành trẻ em: Dưới đây là một bài đăng của trang Humans of New York. “Tôi có 4 cậu con trai. Tôi đã là người mẹ đơn thân đa phần cuộc đời tôi. Nhưng tôi đã là một người mẹ tốt. Tôi tự vỗ vai mình vì điều đó. Tôi đã rất vất vả. Nó không hề dễ dàng tí nào. Tôi đã bị đuổi ra khỏi nhà cùng 4 đứa con nhỏ. Nhưng tôi đã đảm bảo rằng chúng luôn được bảo vệ, được ăn và nuôi dưỡng. Chúng lúc nào cũng có xe đạp và ván trượt. Và tôi đã khiến chúng bận rộn. Tôi đăng ký cho chúng mọi khóa học: võ karate, bóng rỗ, bơi lội, vâng vâng. Tôi không muốn chúng dành thời gian lang thang ngoài đường, vì vậy, tôi đã làm thêm giờ để khiến chúng bận rộn. Tôi đã hy sinh rất nhiều cho chúng. Tôi vẫn thức dậy lúc 3:30 sáng mỗi ngày để vật lộn với giao thông qua các con cầu lớn. Nhưng chúng lúc nào cũng là ưu tiên hàng đầu. Vì chúng chưa bao giờ mong muốn phải ở đây. Chúng là lựa chọn của tôi.” Bên dưới phần bình luận, một số ý kiến cho rằng người đàn bà trên đã bỏ bê con bà về mặt tinh thần. Nhưng qua câu chuyện trên, có thể thấy rằng điều kiện để chăm con trọn vẹn là sa sỉ đối với nhiều người. Không phải ai cũng có khả năng cho con đi học, ăn đồ ăn dinh dưỡng, ăn mặc tươm tất, khám sức khỏe điều đặn. Đối với nhiều người, họ phải hy sinh thời gian trò chuyện, chia sẻ với con để đổi lại thức ăn lót bụng cho chúng. Những người trên xứng đáng được giúp đỡ. Điều này không có nghĩa là thiếu điều kiện có thể là một cớ thích đáng cho bạo hành, mà bạo hành trẻ em là một vấn đề liên tầng với nhiều vấn đề khác trong xã hội. Các vấn đề đó có thể về kinh tế, giáo dục, chính trị. Để giải quyết bạo hành trẻ em, chúng ta cần có một góc nhìn bao quát và liên tầng. Dịch và tổng hợp: Đoàn Huỳnh Kim Họa sĩ: satoshii Bài viết này được tổng hợp từ các nguồn:
https://www.childhelp.org/child-abuse/ https://www.helpguide.org/articles/abuse/child-abuse-and-neglect.htm http://criminal.findlaw.com/criminal-charges/child-neglect.html https://www.communities.qld.gov.au/childsafety/protecting-children/what-child-abuse https://www.childwelfare.gov/pubs/factsheets/whatiscan/ https://www.childwelfare.gov/pubPDFs/whatiscan.pdf https://www.nspcc.org.uk/preventing-abuse/child-abuse-and-neglect/ http://www.who.int/topics/child_abuse/en/ https://www.nspcc.org.uk/preventing-abuse/child-abuse-and-neglect/physical-abuse/what-is-physical-abuse/ https://beautifulmindvn.com/2015/05/28/lam-dung-tinh-duc-o-tre-em-child-sexual-abuse/
0 Comments
Leave a Reply. |