White Heather VN
  • Trang chủ
  • Về chúng tôi
  • Về bạo hành
    • Chung
    • Bạo hành trẻ em
    • Bạo hành người yêu
    • Bạo hành người lớn tuổi
    • Khác
  • Bài viết
    • Tìm hiểu
    • Bàn luận
  • Phòng tranh
    • Khóc Thì Sao 1
    • Khóc Thì Sao 2
    • Yêu không phải cớ 1
    • Yêu không phải cớ 2
    • Chu kỳ của bạo hành
    • Những tác phẩm khác
  • Truyện bạn đọc
    • Giới thiệu mục Kể chuyện
    • Truyện từ bạn đọc
    • Truyện sưu tầm
  • Trang chủ
  • Về chúng tôi
  • Về bạo hành
    • Chung
    • Bạo hành trẻ em
    • Bạo hành người yêu
    • Bạo hành người lớn tuổi
    • Khác
  • Bài viết
    • Tìm hiểu
    • Bàn luận
  • Phòng tranh
    • Khóc Thì Sao 1
    • Khóc Thì Sao 2
    • Yêu không phải cớ 1
    • Yêu không phải cớ 2
    • Chu kỳ của bạo hành
    • Những tác phẩm khác
  • Truyện bạn đọc
    • Giới thiệu mục Kể chuyện
    • Truyện từ bạn đọc
    • Truyện sưu tầm

Gaslight - một thủ thuật để thao túm nạn nhân

1/14/2017

0 Comments

 
Picture
"Gaslight" by satoshii
“Anh điên à, em có nói thế bao giờ đâu?”
“Anh có chắc em làm vậy không, trí nhớ anh có vẻ kém mà!”
“Em tưởng tượng nhiều quá đấy!”
“Em nhạy cảm quá!”

Bạn đã từng nghe những câu như thế này từ người thân rất nhiều lần chưa? Đã bao giờ bạn từng chất vấn bản thân, tự hỏi rằng liệu đâu mới là sự thật, liệu bạn có đang mất trí không? Nếu câu trả lời là có thì rất có thể bạn đang bị “gaslight”.

Thuật ngữ gaslight (nghĩa đen: “Thắp sáng đèn ga”) đến từ vở kịch Gas Light (1983) nói về hành vi bạo hành tâm lý có hệ thống của nhân vật Jack Manningham lên vợ ông là Bella Manningham. Jack dùng đèn ga để tìm báu vật ở gác xép, nhưng khi người vợ nhận ra đèn đang mờ đi và bàn với chồng về chuyện đó thì ông phủ nhận và bảo rằng đấy chỉ là do bà tưởng tượng ra. Đây là một dạng bạo hành tâm lý rất hiệu quả vì nó khiến nạn nhân tự nghi ngờ cảm xúc, bản năng và sự tỉnh táo của mình. Khi đó, kẻ bạo hành sẽ có rất nhiều quyền lực lên nạn nhân và có thể dễ dàng kiểm soát nạn nhân. Một khi nạn nhân đã mất khả năng tin tưởng vào chính bản thân mình thì họ sẽ khó mà rời bỏ người bạo hành hơn.

Người bạo hành có thể dùng những chiêu trò sau để gaslight nạn nhân:

1. Từ chối:
Người bạo hành có thể giả vờ không hiểu hoặc từ chối lắng nghe hay chia sẻ cảm xúc. Họ sẽ nói những câu như “Tôi không muốn nghe về vấn đề này nữa” hoặc là “Anh/em đang cố làm tôi hoang mang phải không”.


2. Phản kháng:
Người bạo hành sẽ chất vấn trí nhớ của nạn nhân mặc dù nạn nhân đã nhớ đúng. Một ví dụ là trong phim Gas Light, Jack thay đổi vị trí của các đồ vật trong nhà và khi Bella chỉ ra sự khác biệt đó thì Jack khăng khăng bảo rằng vợ mình bị điên và trí nhớ cô có vấn đề. “Anh/em sai rồi, anh/em chẳng bao giờ nhớ gì cả!” hay “Nhớ lần trước anh/em cũng nghĩ vậy mà rốt cuộc anh/em đã sai đấy!” là những câu nói điển hình của kẻ sử dụng chiêu trò này.


3. Ngăn chặn/Đánh lạc hướng:
Người bạo hành tìm cách đánh lạc hướng bằng cách thay đổi chủ đề sang chất vấn suy nghĩ của nạn nhân. Chiêu trò này được thể hiện qua những câu như “Rõ ràng là anh/em đang tưởng tượng ra thôi chứ làm gì có chuyện như thế!”, “Sao anh/em cứ càm ràm mãi thế!” hoặc “Cái này chắc lại là suy nghĩ điên rồ từ đứa bạn của anh/em chứ gì! Sao cứ nghe lời nó mãi thế!”


4. Tầm thường hóa:
Người bạo hành sẽ không coi trọng cảm xúc hay suy nghĩ của bạn. Họ sẽ nói những câu như là “Anh/em nhạy cảm quá đấy!” hoặc “Chuyện chẳng có gì mà sao anh/em cứ làm quá lên vậy!” hoặc “Anh/em định cãi nhau chỉ vì chuyện cỏn con như thế này thôi à?”


5. Giả quên/Chối bỏ:
Người bạo hành giả vờ như họ đã quên mọi chuyện hoặc chối bỏ sự thật rằng họ đã làm việc gì đó, ví dụ như việc họ chối bỏ rằng họ đã hứa với nạn nhân để không phải thực hiện lời hứa. Họ sẽ coi lời cáo buộc đúng đắn của nạn nhân là vớ vẩn vì họ “chưa bao giờ làm như vậy”.


Gaslighting thường diễn ra rất chậm trong mối quan hệ. Ban đầu, hành vi của người bạo hành có vẻ như rất bình thường và vô hại. Tuy nhiên, qua thời gian, những hành vi này sẽ được lặp lại và tiếp diễn đến khi nạn nhân cảm thấy hoang mang, lo lắng, sợ sệt, cô độc, trầm cảm, và cuối cùng họ có thể bị mất khả năng nhận thức chuyện gì đang diễn ra và đâu là sự thật. Khi đó, họ sẽ phải nhờ vả và phụ thuộc vào người bạo hành để xác định đâu mới là thực tế, từ đó tạo nên một tình huống khiến việc dứt bỏ là vô cùng khó khăn.

Để tránh bị bạo hành tâm lý bởi gaslight, bạn nên tìm hiểu những dấu hiệu của gaslighting để nhận ra khi nào người thân đang tìm cách điều khiển bạn.

Theo như tiến sĩ phân tâm học Robin Stern, những dấu hiệu của nạn nhân gaslighting bao gồm:
• Bạn liên tục tự ngờ vực, chất vấn bản thân
• Trong một ngày, bạn phải nhiều lần tự hỏi rằng liệu mình có quá nhạy cảm
• Bạn thường xuyên cảm thấy hoang mang và tưởng như mình đang hóa điên
• Bạn thường xuyên phải xin lỗi người yêu/vợ/chồng của bạn
• Bạn cứ liên tục tự hỏi rằng tại sao rõ ràng bạn đang được đối đãi rất tốt mà bạn vẫn không cảm thấy hạnh phúc
• Bạn giấu diếm thông tin với gia đình và bạn bè để không phải giải thích hoặc viện lý do
• Bạn tìm cách để bao che, viện cớ cho người yêu/vợ/chồng của bạn với gia đình và bạn bè
• Bạn bắt đầu nói dối để không phải bị lăng mạ, hoặc vì bạn không muốn thấy người kia tìm cách bẻ cong thực tế nữa
• Việc tự quyết định cho bản thân, kể cả với những chuyện đơn giản, ngày càng trở nên khó khăn với bạn
• Bạn cảm thấy rằng bạn đã từng là một con người rất khác: tự tin hơn, vui vẻ hơn và thoải mái hơn
• Bạn có thể nhận thấy rằng có điều gì đó không ổn nhưng bạn không thể giải thích được điều đó, kể cả với chính mình
• Bạn không tìm thấy niềm vui nữa và cảm thấy vô vọng
• Bạn cứ luôn tự hỏi rằng liệu mình có phải là một người yêu/vợ/chồng tốt
• Bạn cảm thấy rằng bạn làm việc gì cũng không xong
Bạn đã bao giờ nhận thấy những dấu hiệu trên ở người yêu của bạn hay ở chính bạn không?
Nếu bạn có những dấu hiệu bị thao túng, 6 bước sau đây có thể giúp các bạn chóng lại sự kiểm soát và dần dần bình phục:

1. Thổi một làn gió mới vào sự nghi ngờ của bạn

Khi bạn nhận ra bất kỳ điều nào trong số những dấu hiệu ở trên, hãy cảm thông cho chính bản thân mình. “Mình không biết nên tin điều gì. Mình thấy như mình bị điên vậy.” Hãy đối xử ân cần tử tế với trải nghiệm về sự bối rối và nghi ngờ của bạn.

2. Giữ một cuốn sổ ghi chép

Nếu bạn có đủ sự riêng tư, hãy ghi chép lại những suy nghĩ, cảm xúc và cảm giác của mình vì điều đó có thể đem lại sự nhẹ nhõm cho bạn. Nhật ký của bạn có thể đón nhận những ấn tượng mâu thuẫn mà không cần đến sự chắc chắn. Nếu có ai đó hỏi về trí nhớ của bạn, bạn có thể nhìn lại những ghi chép của riêng mình. Nếu những đồ vật xuất hiện và biến mất một cách bí ẩn, bạn có thể chụp lại những bức hình một cách có chiến lược của các khu vực bạn cho là có vấn đề.

3. Lắng nghe bản thân mình

Để xây dựng lại lòng tin vào bản thân và hồi phục sự thật của bạn, hãy lắng nghe những tín hiệu từ bên trong mình với sự tò mò hứng thú. Trong quyển sách Sức mạnh của Sự tập trung (The Power of Focusing), bà Ann Weiser Cornell đã nói về việc Tập trung vào Mối quan hệ Bên trong, một phương pháp đơn giản để kết nối với bản thân mình. Khi bạn chú ý đến một cảm giác hay cảm xúc, bạn có thể làm bạn với nó, lắng nghe sự thật của nó mà không mong chờ nó thay đổi.
• “Một thứ gì đó trong mình đang cảm thấy lo âu, và mình nói xin chào điều đó.”
• “Bụng mình đang cảm thấy căng cứng, và mình nói xin chào điều đó.”
• “Mình không biết mình đang cảm thấy cái gì, và mình nói xin chào điều đó.”
Nếu bạn cảm thấy mình đang phán xét điều bạn để ý, bạn có thể chuyển sự chú tâm lắng nghe của mình đến những điều phán xét đó.
• “Điều gì đó trong mình ghét việc mình cảm thấy lo lắng, và mình nói xin chào điều đó.”
• “Điều gì đó trong mình muốn bụng mình được thư giãn, và mình nói xin chào điều đó.”
• “Điều gì đó trong mình nói mình nên biết mình cảm thấy cái gì, và mình nói xin chào điều đó.”

Khi bạn lắng nghe bên trong mình, những cảm giác mơ hồ của bạn sẽ trở nên rõ ràng hơn. Khi những phần của bạn cảm thấy được lắng nghe đủ, chúng sẽ di chuyển và liền lại. Và khi bạn luyện tập lắng nghe, bạn sẽ lấy lại được tự tin vào nhận thức của mình.

4. Làm ngơ những động thái của người bạo hành bạn

Trong bộ phim Gaslight, sự điều khiển của Gregory đối với người vợ của mình là một phần của kế hoạch bí mật để tìm kiếm nữ trang của dì của cô ấy. Đôi khi việc thao túng giúp người đi bạo hành giữ một hình ảnh bản thân mang tính dễ cảm thông hơn, cũng như che giấu sự bạo hành. Trong khi sự thao túng đang diễn ra, sự rõ ràng dường như không còn đó, điều này làm tăng thêm sự bối rối và tự nghi ngờ của nạn nhân.
Bạn không cần phải tìm ra lý do tại sao một người nào đó đang thao túng bạn. Bạn cũng không cần phải dán nhãn một hành vi thành thao túng nữa. Bạn có thể chỉ cần đơn giản nói xin chào sự bối rối và nỗi khát khao được hiểu chuyện gì đang xảy ra.

5. Tìm kiếm sự giúp đỡ

Hỏi những người khác để xác nhận nhận thức của bạn về sự thao túng là một việc rất nên làm. Hãy hỏi bất kì ai bạn tin tưởng, ngoại trừ người bạn nghi ngờ đang thao túng bạn. Để chắc chắn hơn, bạn cũng đừng nên hỏi những người có khả năng đang bắt tay với người đang bạo hành bạn. Nếu không may, những người bạn tin tưởng không nhận biết chuyện gì đang xảy ra và họ cũng không có những quan sát từ khoảnh khắc này tới khoảnh khắc kia của bạn, hãy chuyển sự chú ý của bạn đến điều gì đúng với bạn.
• “Điều gì đó trong mình không chắc chắn, và mình nói xin chào điều đó.”
• “Điều gì đó trong mình cần sự khẳng định một cách tuyệt vọng, và mình nói xin chào điều đó.”
Thay vì bỏ phiếu xem những nhận thức của bạn là đúng hay sai, hãy tìm kiếm những người ủng hộ bạn việc chấp nhận tất cả những nhận thức của mình.

6. Xây dựng lại lòng tin vào bản thân

Trong khi bạn sửa chữa lại mối quan hệ của mình đối với bản thân, những hậu quả của sự thao túng sẽ dần dần phai đi. Qua thời gian, những ranh giới của bạn sẽ lành, và bạn sẽ nói không với hành vi bạo hành tinh thần một cách tự nhiên.
​
White Heather VN rất mong bài viết này sẽ hữu dụng đối với các bạn. Chúc các bạn tối lành.

 -----
Nguồn:
http://www.loveisrespect.org/content/what-gaslighting/
https://en.wikipedia.org/wiki/Gaslighting
http://traumahealed.com/…/repair-your-reality-after-gaslig…/
Compiler: Zen & V.
Artwork: satoshii​
Editor: Khánh Linh
0 Comments



Leave a Reply.

    Picture
    Thạch nam trắng - loài hoa của sự bình phục và đạt được ước mơ.
Powered by Create your own unique website with customizable templates.