White Heather VN
  • Trang chủ
  • Về chúng tôi
  • Về bạo hành
    • Chung
    • Bạo hành trẻ em
    • Bạo hành người yêu
    • Bạo hành người lớn tuổi
    • Khác
  • Bài viết
    • Tìm hiểu
    • Bàn luận
  • Phòng tranh
    • Khóc Thì Sao 1
    • Khóc Thì Sao 2
    • Yêu không phải cớ 1
    • Yêu không phải cớ 2
    • Chu kỳ của bạo hành
    • Những tác phẩm khác
  • Truyện bạn đọc
    • Giới thiệu mục Kể chuyện
    • Truyện từ bạn đọc
    • Truyện sưu tầm
  • Trang chủ
  • Về chúng tôi
  • Về bạo hành
    • Chung
    • Bạo hành trẻ em
    • Bạo hành người yêu
    • Bạo hành người lớn tuổi
    • Khác
  • Bài viết
    • Tìm hiểu
    • Bàn luận
  • Phòng tranh
    • Khóc Thì Sao 1
    • Khóc Thì Sao 2
    • Yêu không phải cớ 1
    • Yêu không phải cớ 2
    • Chu kỳ của bạo hành
    • Những tác phẩm khác
  • Truyện bạn đọc
    • Giới thiệu mục Kể chuyện
    • Truyện từ bạn đọc
    • Truyện sưu tầm

Sự giao thoa (intersectionality) - một yếu tố quan trọng trong trong việc đấu tranh chống bạo hành

3/20/2017

0 Comments

 
Picture
Phụ nữ. Người chuyển giới. Người da màu. Người theo đạo Hồi. Trẻ em. Người khuyết tật. Người đồng tính. Người nghèo. Thật dễ dàng khi chỉ sử dụng một “nhãn dán” để phân loại một cá thể như vậy, nhưng thật sự chẳng có con người nào là chỉ có một mặt. Chúng ta có tật hay cá nhân hoá thái quá (hyperinvidualize) con người qua đặc điểm và danh tính để xác định bản chất người khác, trong khi đó nó mới chỉ là một khía cạnh trong rất nhiều thứ làm nên con người họ. Việc này đã dẫn tới những vấn đề xã hội như phân biệt chủng tộc, phân biệt giới, bạo hành... không được phân tích và giải quyết triệt để, mà còn làm cho những người bị đàn áp mắc kẹt trong chính cái mà ta đã tạo nên với mục đích là để vận hành xã hội. Như việc “[...] Phụ nữ Mỹ-Phi không được công nhận là đã từng bị kỳ thị bắt nguồn cả từ chủng tộc và giới tính của họ. Tòa án sẽ phán rằng nếu bạn không trải qua phân biệt chủng tộc đúng như cách mà đàn ông đã bị, hay bị phân biệt đối xử theo  giới tính theo đúng như cách mà phụ nữ da trắng đã trải qua, thì bạn chưa từng bị kỳ thị. Đã từng có những khẳng định rằng những việc trên quá lạ thường để được giúp đỡ bởi luât pháp. Vậy nên những điều đó đã dẫn tôi đến sự giao thoa để có thể nhìn nhận được sự đan xen giữa sắc tộc và giới tính đã hình thành nên bức tường rào và chướng ngại vật như thế nào đối với sự bình đẳng.” - Kimberle Williams Crenshaw, Scottish Women’s aid (2014).

Ý tưởng về sự giao thoa như đã nói ở trên đã được hình thành từ rất lâu và tới năm 1989, một nhà học giả lí thuyết phê bình chủng tộc (critical race theory) và là người ủng hộ quyền công dân Mỹ - Kimberle Williams Crenshaw lần đầu tiên đưa ra định nghĩa về sự giao thoa. Đó là sự đan xen hay chồng chéo giữa những chế độ áp bức, thống trị hay phân biệt đối xử. Sự giao thoa còn chỉ ra rằng vô số danh tính đan xen liên kết với nhau mới có thể hình thành nên một con người, khác với việc nhìn nhận theo một danh tính nhất định. Ý tưởng của sự giao thoa tạo không gian cho chúng ta có thể hiểu và phản ứng với độ phức tạp trong nhiều lớp của vấn đề, với những danh tính xã hội giao thoa mà mỗi chúng ta sở hữu và hiểu được sự bất công bằng quyền lực vận hành như thế nào trong xã hội hiện nay. Khi nhắc tới bạo hành gia đình, chúng ta phải nhìn nhận được rằng cả về hình thái lẫn phản ứng với bạo hành gia đình đều được định hình bởi sự giao thoa. Hiểu được nó là một dạng kiểm soát ép buộc bởi một người lên một hay nhiều người khác, bạo hành gia đình còn có liên hệ nội tại với vấn đề quyền lực và sự bất công. Những điều hiếm khi được bàn tới đó là sự phân biệt đối xử và bất công xã hội lên những người đã trải qua bạo hành. Ví dụ như một đứa trẻ đã từng bị bạo hành trong gia đình có thể phải đối mặt với sự khó khăn, bất công và phân biệt đối xử qua rất nhiều vấn đề như giới tính, tuổi tác, sắc tộc, sự nghèo khó, vùng miền, tôn giáo hay giáo dục và còn rất nhiều thứ khác nữa.

Cũng như trong vấn đề bạo hành phụ nữ trong gia đình không chỉ được nhìn nhận trên khía cạnh giới tính và mối quan hệ với người bạo hành, mà còn phải tìm hiểu về vị thế và khả năng tài chính của họ. Đối với những người phụ nữ làm nội trợ trong gia đình thì khả năng tự chủ về mặt tài chính gần như là bằng không và phải phụ thuộc vào người bạn đời của mình về tiền bạc. Họ sẽ đối mặt với việc bị cắt nguồn tài chính và khả năng trở thành người vô gia cư là rất cao khi họ rời bỏ người bạo hành, cho nên họ rất khó có thể thoát khỏi mối quan hệ bạo hành. Không chỉ dừng lại ở đó, nếu đặt trường hợp họ là người khuyết tật, thì họ càng dễ bị bạo hành về mặt thể chất, tâm lý, tình dục và tài chính hơn nữa. Họ càng khó có thể thoát khỏi bạo hành vì mọi khả năng tiếp cận đến sự hỗ trợ và giúp đỡ phần lớn đều bị người bạo hành kiểm soát.   

Những vướng mắc đó không chỉ được hiểu ngầm như vậy, sự tác động hỗn hợp của nhiều danh tính xã hội giao thoa còn có thể tạo nên nhiều hàng rào cho phụ nữ, trẻ em và những người trẻ đã bị bạo hành đối mặt với việc tiếp cận sự giúp đỡ và dịch vụ họ cần tới. Vậy làm thế nào để chúng ta phát triển được cách tiếp cận giao thoa để chỉ ra được rất nhiều khó khăn, kì thị hay thách thức mà một người phụ nữ, một trẻ em hay một bạn trẻ phải đối mặt khi trải qua bạo hành gia đình?

Bởi vì cả bạo hành gia đình và sự giao thoa đều về quyền lực - chúng ta phải tỉnh táo xác định được là đặc quyền trong những tương tác xã hội giữa người với người, hay rộng lớn hơn là giữa các hệ thống xã hội đến từ đâu. Hiểu về đặc quyền là chìa khóa để hiểu được sự giao thoa trong việc một cá thể có thể được tính đến, loại trừ hay đẩy ra rìa… xảy ra ở đâu trong trường hợp nào. Một phần của quá trình này cũng là để chúng ta nhận thức và thành thật với đặc quyền của chính mình.

Sự giao thoa không phải là định nghĩa từng nhóm người là “nạn nhân” mà là nhận biết được làm thế nào mà sự phân tầng của chủng tộc, địa vị, giới tính, khuyết tật và tình dục tạo ra sự bất bình đẳng về kết cấu trong những nhóm người nhất định. Bằng cách đó chúng ta có thể có hành động thiết thực để lên án về bất cân bằng quyền lực. Chúng ta có nhiệm vụ phải lắng nghe và phối hợp với người khác. Chúng ta có nhiệm vụ phải nhìn nhận con người là con người, chứ không phải là một hạng mục đơn lẻ trong một danh sách để chúng ta chọn vào. Và ở đâu có sự bất bình đẳng về quyền lực dẫn đến làm hại người khác, chúng ta phải nêu ra được không chỉ là một khía cạnh của sự mất cân bằng đó mà là cả một chuỗi liên kết của vấn đề. Nếu chúng ta đứng lên và trở thành một phần của sự giải quyết thì chìa khóa là chúng ta phải thực sự biết lắng nghe và sẵn lòng nói ra. Sự giao thoa không chỉ là một cách để nhìn nhận thế giới, nó còn là một cách thách thức sự bất bình đẳng trong hệ thống mà chúng ta đang sống trong đó.

Written by Jenny Jick
Art by Chuối
Nguồn:
http://www.scottishwomensaid.org.uk/node/4593
http://www.scottishwomensaid.org.uk/blog/disability-and-intersectionality-multiple-identities-cumulative-discrimination?back=node%2F5882%3Ftag%3D19%26sort%3Ddate-desc
0 Comments



Leave a Reply.

    Picture
    Thạch nam trắng - loài hoa của sự bình phục và đạt được ước mơ.
Powered by Create your own unique website with customizable templates.